Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây muồng trâu có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu, nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa.

Cây muồng trâu còn có tên là muồng xức lác, thuộc dạng cây thảo, cao khoảng 1,5m, lá kép hình lông chim. Muồng trâu có hoa to, cụm hoa bông ở nách lá chùm hoa dài cao, màu vàng cam. Quả đậu mang hai cánh lớn hai bên. Lá và hoa có một mùi hôi. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám. Cây muồng trâu có đặc tính là những cành lá mở ra vào buổi sáng và khép lại vào ban đêm. Cây được trồng và mọc lan rộng khắp nơi có thời tiết nóng. Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá, hoa, quả (vỏ quả và hạt).

Cây muồng trâu

Một số bài thuốc thường dùng:

Bài 1: Táo bón do nhiệt: Giã nát lá muồng trâu tươi lấy nước uống, hoặc dùng lá khô để sắc lấy nước dùng: Lá muồng trâu 20g, đun với 1 lít nước. Uống 1 cốc trước khi đi ngủ. Hoặc: muồng trâu 20g, chút chít 20g, đại hoàng 6g sắc với 500ml nước uống trong ngày, dùng liên tục trong 5 ngày.

Bài 2: Trường hợp mẩn ngứa ngoài da: Lá muồng trâu sắc đậm đặc dùng để tắm, hoặc đắp thẳng lên da hay chế biến thuốc dán từ lá đắp trực tiếp lên da. Ngoài ra có thể sử dụng 5 – 20g cuống lá và quả khô (không hạt), ngâm trong 1 lít nước đun sôi, uống 1 cốc nhỏ vào buổi tối.

Bài 3: Giảm đau khi viêm họng: Rửa sạch lá muồng trâu, giã nhỏ, thêm nước lọc lấy nước cốt, pha loãng ngậm, súc họng 3 lần trong ngày.

Bài 4: Chữa hắc lào, ghẻ: Dùng lá muồng trâu tươi giã nát với ít muối xát vào vết ghẻ, hoặc lấy nước cốt bôi lên chỗ bị hắc lào, ghẻ.

Bài 5: Hỗ trợ chữa nóng gan, vàng da, táo bón, phù thũng, đau gan: Dùng lá, cành, rễ muồng trâu sao vàng sắc uống hàng ngày thay trà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Alo tư vấn : 0907.789.123